Khám Phá Tây An - Một trong tứ đại cố đô của Trung Quốc

Tây An - kinh đô cổ xưa của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, với bề dày lịch sử và giá trị văn hóa. Là nơi tọa lạc của những bức tường thành cổ với vai trò bảo vệ thành phố trong lịch sử của đất nước Trung Hoa, bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây - nơi khơi dậy và tái hiện quá khứ Tây An, hay Đội quân đất nung - gắn với vị vua nổi tiếng tàn bạo Tần Thủy Hoàng...

Tây An (tiếng Hoa: 西安; pinyin: Xī'ān; Wade-Giles: Hsi-An) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An (tiếng Hoa phồn thể: 長安; tiếng Hoa giản thể: 长安; pinyin: Cháng'ān; có nghĩa là "muôn đời bình yên"). Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Nếu đang có kế hoạch du lịch đến mảnh đất cố đô này, hãy note lại ngay top những điểm đến hàng đầu Tây An HP TRAVEL chia sẻ, chắc chắn sẽ là những lựa chọn vô cùng hấp dẫn cho chuyến đi của bạn!

Những điểm đến nổi tiếng của Tây An nhất định bạn phải đến:

Có niên đại hơn 3.100 năm, Tây An (hay Trường An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây) là một trong những đô thị cổ nhất Trung Quốc. Sự phồn hoa của Tây An còn xuất phát từ việc nơi đây là điểm bắt đầu phía đông của con đường tơ lụa huyền thoại. Chính lợi thế về lịch sử, văn hóa đồ sộ cùng thắng cảnh đa dạng, Tây An trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch, thu hút hàng triệu khách quốc tế mỗi năm.

LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG

Đến lăng mộ Tần Thủy Hoàng, du khách có thể chiêm ngưỡng đội quân Binh Mã Dũng đầy huyền bí với 8.000 bức tượng đất nung và tượng ngựa có kích thước như người thật canh gác lăng mộ.

Là biểu tượng của lịch sử Trung Quốc thời cổ đại, Bảo tàng Binh Mã Dũng - Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng hẳn sẽ là địa điểm đầu tiên không thể bỏ qua khi đến với Tây An đối với bất cứ du khách nào. Năm 221 TCN, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của triều đại Tần đã thành lập triều đại phong kiến ​ đầu tiên ở Trung Quốc. Sau khi chết, ông được chôn cất ở chân phía bắc của đồi Lishan ở phía đông của huyện Lintong. Cho đến nay, kích thước của hầm mộ đã bị giảm xuống một nửa sau 2.000 năm do xói mòn bởi đất và nước, song quy mô của nó vẫn khá ấn tượng - cao 76 mét và phần không gian rộng tới 120.000 mét vuông.

Bước vào trong bảo tàng, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sự kỳ vĩ và đồ sộ của công trình khảo cổ vĩ đại nhất thế giới với 3 khu vực chính (hầm 1, hầm 2 và hầm 3) là được bài trí theo nghệ thuật quân sự thời kì cổ đại: hầm 1 bên phải, hầm 2 bên sườn trái và hầm số 3 bao gồm một bộ chỉ huy được bố trí ở phía sau. Trong đó, hầm số 1 là phần lớn nhất và ấn tượng nhất, với khoảng 2000 bức tượng với hình dáng hoàn toàn khác nhau được trưng bày và hầm số 2 là nơi chứa các bức tượng tượng trưng cho 4 quân chủng thời chiến: cung thủ, xe ngựa chiến, bộ binh, và lính được trang bị vũ khí. Ngoài ra, bảo tàng còn có khu vực triển lãm xe ngựa bằng đồng ở hội trường phía tây lăng mộ. Đây cũng chính là những mẫu khảo cổ bằng đồng lớn nhất thời cổ đại từng được tìm thấy trên thế giới.

TƯỜNG THÀNH CỔ TÂY AN

Bức tường thành cổ chắc chắn sẽ là điểm đến đầu tiên mà bất cứ du khách nào cũng sẽ bắt gặp ngay khi vừa đến Tây An. Ngày nay, bức tường này đại diện cho một trong những bức tường thành phố Trung Quốc lâu đời nhất và được bảo tồn tốt nhất, cũng là một trong những hệ thống phòng thủ quân sự cổ đại lớn nhất thế giới. Năm 194 TCN, bức tường đầu tiên của thành phố đã được xây dựng và bắt đầu được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1370 của thời nhà Minh và chính là tuyến phòng thủ vững chắc cho thành phố, chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài. Kích thước của công trình này khá đồ sộ, với chu vi lên tới 13,7 km, cao 12m và cứ cách 120m lại có 1 tháp kẻ thù(một nơi dùng để ngắm bắn kẻ thù).Có tới 98 tháp địch xung quanh tường thành. Nối tiếp các bức tường thành là một con hào rộng 20m và sâu 10m, tạo nên một hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh với bức tường thành cổ.

Trung tâm thành phố Tây An được bao quanh bởi bức tường thành cổ với 4 cổng chính(cổng Changle, cổng Anding, cổng Yongning, cổng Anyuan), chia hành phố thành 4 khu vực đông, tây, nam ,bắc. Mỗi cổng có 3 phần: cổng, tháp canh và một tòa nhà bên trong. Trong đó, tòa nhà bên trong cao 36m, tháo canh cao 33,4m, được bao bọc bởi 22 phòng bên trong, Tháp đồng hồ ôm sát có 4 lớp cửa sổ và mỗi cửa sổ có 12 ô thoáng.

THÁP ĐẠI NHẠN

Tháp Đại Nhạn nằm ở ngoại ô của thành phố Tây An nhưng không quá xa, cách trung tâm khoảng 4km. Công trình được xây dựng dưới thời trị vì của vua Đường Cao Tông. 

Tọa lạc bên trong khuôn viên chùa Đại Từ Ân (大慈恩寺), thuộc ngoại thành thành phố Tây An (西安), tỉnh Thiểm Tây (陕西), tháp Đại Nhạn (大雁塔) là một trong những kiến trúc cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc và được xem là một biểu tượng của tỉnh Thiểm Tây. Xây dựng vào năm 652 dưới triều hoàng đế Cao Tông (高宗628-683) nhà Đường (618-907), ngôi tháp này ban đầu đóng chức năng làm nơi lưu trữ những kinh sách Phật giáo mà ngài Huyền Trang đã mang về từ Ấn Độ. Ngài Huyền Trang khởi hành từ Trường An (nay là Thiểm Tây), hành trình dọc theo Con đường tơ lụa, đi qua nhiều quốc gia và cuối cùng đến Ấn Độ vào năm 630.

Sau 17 năm lưu trú ở Ấn Độ, ngài trở về lại Trung Quốc, mang theo nhiều tượng Phật, xá-lợi và 657 bản kinh Phật khác nhau. Sau khi được hoàng đế Cao Tông đồng ý, ngài Huyền Trang, bấy giờ là vị trụ trì đầu tiên của chùa Đại Từ Ân, đã chỉ đạo xây dựng một ngôi tháp bên trong khuôn viên chùa. Sau đó với sự hỗ trợ của triều đình, ngài đã thỉnh mời 50 vị dịch giả đến đây để chuyển dịch kinh sách Phật từ tiếng Sanskrit sang Hán ngữ, tổng cộng có 1.335 tập được hoàn thành, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dịch thuật Phật giáo.

THIẾU LÂM TỰ

Thiếu Lâm Tự - Đây là ngôi chùa Phật giáo hay Tổ đình Phật giáo thuộc phái Thiền Tông tại Trung Quốc. Ngôi chùa có vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, được mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất xá”.

Tháp lâm (Rừng Tháp) - Nằm dưới chân núi khoảng 300 mét về phía Tây của chùa Thiếu Lâm. Đây là nghĩa trang của các nhà sư trong suốt các triều đại nhà Đường, Tống, Tấn, Nguyên, Minh Thanh. Nơi đây bảo tồn 241 tháp mộ xây từ nhiều thế hệ khác nhau, từ năm Trấn Nguyên thứ bảy thời nhà Đường(791) đến năm Gia Khánh thứ tám thời nhà Thanh(1803)

HANG ĐỘNG LONG MÔN

Hang động Long Môn là một trong số những ví dụ tốt nhất về nghệ thuật tạc khắc hang động Phật giáo tại Trung Quốc. Tại đây có hàng ngàn tượng Phật và các đệ tử của Đức Phật nằm cách thành phố Lạc Dương 12 km về phía nam thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Vào năm 2000, hang đá Long Môn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một biểu hiện nổi bật của sự sáng tạo nghệ thuật của con người, cùng sự hoàn hảo của một loại hình nghệ thuật và sự gói gọn của tinh tế văn hóa nhà Đường ở Trung Quốc. Cùng với hang Mạc Cao và Hang đá Vân Cương thì hang đá Long Môn là một trong ba địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

LỆ CẢNH MÔN

Nằm ở trung tâm Lạc Dương Lệ Cảnh Môn, là cánh cổng thành phía tây còn mang dấu tích của thành Lạc Dương thời xưa. Bước qua cổng thành là phố đi bộ và phố ẩm thực có thế nói “trên là trời, dưới là đồ ăn”.

Đến đây bạn đừng quên ăn thử món Thủy Tịch (phiên âm là Shuixi), món ăn đã hơn 1000 năm tuổi và chỉ ở Lạc Dương mới có. Thủy Tịch là dạng món ăn (giống súp của Việt Nam) được nấu theo kiểu nước sốt sánh, có nhiều vị chua, cay, mặn, ngọt để bạn lựa chọn.

KHAI PHONG PHỦ

Phủ Khai Phong, một địa điểm nổi tiếng, nằm ở bờ bắc Hồ Đông Baogong thuộc huyện Gulou, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đây không chỉ là cơ quan chính phủ chính thức thời Bắc Tống mà còn là địa điểm hiện được đánh giá là điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia 4A.

Điều bắt mắt nhất ở Phủ Khai Phong chính là ba chiếc máy chém nổi tiếng thế giới. Là biểu tượng cho sự thực thi pháp luật của Bao Công, máy chém đã chứng kiến ​​cuộc chiến giữa công lý và cái ác, đồng thời cũng chứng kiến ​​sự kính trọng của người dân đối với Bao Công. Mặc dù những chiếc máy chém được trưng bày hiện nay chỉ là bản sao và tượng là tượng sáp nhưng chúng vẫn toát ra vẻ thần thánh và uy nghiêm, khiến người ta không khỏi kinh ngạc. Đứng trước máy chém, dường như bạn có thể cảm nhận được không khí uy nghiêm của người da đen Bảo Công đang thực thi công lý, tưởng tượng cảnh tượng tội ác biến mất dưới máy chém và cảm nhận được sự công bằng mà những ân oán của Bảo Công được đền bù. Câu chuyện về ba chiếc máy chém này kể về Bảo Công, là nhân chứng cho cuộc đấu tranh chống lại cái ác và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với ông.

Cổ kính và lịch sử, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi nên thơ, đó là tất cả những gì mà Tây An sẽ mang đến cho bạn trong chuyến đi của mình. Trên đây là danh sách top những địa điểm du lịch Tây An mà bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn có một chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa!

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

TÂY AN - TAM MÔN HIỆP - THIẾU LÂM TỰ -  ĐĂNG PHONG - KHAI PHONG - LẠC DƯƠNG

Bài viết liên quan

Tin nổi bật

Khám Phá Tây An - Một trong tứ đại cố đô của Trung Quốc
Khám Phá Tây An - Một trong tứ đại cố đô của Trung Quốc

Tây An - kinh đô cổ xưa của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, với bề dày lịch sử và giá trị văn hóa. Là nơi tọa lạc của những bức tường thành cổ với vai trò bảo vệ thành phố trong lịch sử của đất nước Trung Hoa, bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây - nơi khơi dậy và tái hiện quá khứ Tây An, hay Đội quân đất nung - gắn với vị vua nổi tiếng tàn bạo Tần Thủy Hoàng...

Lễ hội Holi – Niềm tin cho khởi đầu hạnh phúc
Lễ hội Holi – Niềm tin cho khởi đầu hạnh phúc

Biết đến đất nước Ấn Độ, ví như chiếc nôi của nền văn minh và tôn giáo của nhân loại. Với hằng hà hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình đan xen văn hóa cùng nhiều sự khác biệt hòa trộn vào nhau qua hàng thế kỷ. Ấn Độ cực kì nổi tiếng với rất nhiều lễ hội được tổ chức quanh năm, trong đó không thể thiếu lễ hội Holi ngày hội ném màu vô cùng ấn tượng.